Hỗ trợ online

   --Quang

Liên kết


Gửi ý kiến

Truy cập

Chọn mẫu :
Thao khảo (Ý kiến từ Bộ Tư pháp) về Điều kiện người NNgoài S.hữu nhà tại VN - (7/9/2013 12:00:00 AM)  

(THAM KHẢO)

1. Quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài

Ngày 03/6/2008, Quốc hội ra Nghị quyết số 19/2008/QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo nghị quyết thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

- Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;

- Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở.

Chồng của bạn là người nước ngoài và có kết hôn với bạn là công dân Việt Nam nên cũng thuộc đối tượng được mua nhà và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, chồng bạn phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết là: Cá nhân nước ngoài phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu đáp ứng được điều kiện trên thì chồng bạn có thể làm thủ tục mua bán nhà tại Việt Nam, việc mua bán nhà ở được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở được lập bằng tiếng Việt. Khi làm thủ tục mua bán nhà, chồng bạn phải xuất trình giấy tờ để chứng minh mình thuộc diện và đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12:

- Giấy tờ chứng minh đối tượng được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:

+ Trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trong giấy tờ tương ứng với hoạt động đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ một năm trở lên hoặc có giấy tờ chứng minh là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam;

+ Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật doanh nghiệp thuê giữ các chức danh tổng giám đốc, giám đốc và cấp phó của doanh nghiệp hoặc trưởng, phó các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt;

+ Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng;

+ Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực cá nhân nước ngoài có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép;

+ Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, xã hội, luật sư thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ theo quy định.

+ Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực mà người nước ngoài có chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề);

+ Trường hợp là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.

- Giấy tờ chứng minh điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Cá nhân nước ngoài phải có Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà theo quy định của pháp luật thì chồng bạn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nhưng bạn cần lưu ý thời hạn sở hữu theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đối tượng quy định tại khoản này phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó.

2. Quyền thừa kế ngôi nhà

Nếu có tài sản thuộc sở hữu của mình thì bạn có quyền để lại di sản cho chồng và con bằng cach lập di chúc. Có nhiều hình thức lập di chúc, như:

- Di chúc bằng miệng;

- Di chúc bằng văn bản, gồm: Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trong di chúc, bạn có quyền:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Trường hợp bạn không thể lập di chúc để định đoạt ngôi nhà cho chồng và con bạn thì sau khi bạn chết, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của bạn theo Điều 676 BLDS:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu chồng và con bạn còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm bạn mất) thì đương nhiên có quyền hưởng di sản của bạn theo pháp luật.

 Các văn bản liên quan:

Nghị định 51/2009/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

 

VB PHÁP LUẬT TRONG NƯỚC
Skip Navigation Links.
Collapse Văn bản pháp luật trong nướcVăn bản pháp luật trong nước
Expand Bộ luật dân sự (<span style='color:Green;'>1</span>) Bộ luật dân sự (1)
Expand Bộ luật tố tụng dân sự (<span style='color:Green;'>2</span>) Bộ luật tố tụng dân sự (2)
Expand Chứng minh nhân dân (<span style='color:Green;'>8</span>) Chứng minh nhân dân (8)
Expand Chứng thực (<span style='color:Green;'>2</span>) Chứng thực (2)
Expand Đăng ký thế chấp, bảo lãnh (<span style='color:Green;'>7</span>) Đăng ký thế chấp, bảo lãnh (7)
Expand Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (<span style='color:Green;'>9</span>) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (9)
Expand Hộ chiếu (<span style='color:Green;'>1</span>) Hộ chiếu (1)
Expand Hộ tịch (<span style='color:Green;'>4</span>) Hộ tịch (4)
Expand Lệ phí trước bạ (<span style='color:Green;'>2</span>) Lệ phí trước bạ (2)
Expand Luật các tổ chức tín dụng (<span style='color:Green;'>6</span>) Luật các tổ chức tín dụng (6)
Expand Luật công chứng (<span style='color:Green;'>10</span>) Luật công chứng (10)
Expand Luật cư trú (<span style='color:Green;'>5</span>) Luật cư trú (5)
Expand Luật chứng khoán (<span style='color:Green;'>3</span>) Luật chứng khoán (3)
Expand Luật doanh nghiệp (<span style='color:Green;'>2</span>) Luật doanh nghiệp (2)
Expand Luật đất đai (<span style='color:Green;'>15</span>) Luật đất đai (15)
Expand Luật kinh doanh bất động sản (<span style='color:Green;'>3</span>) Luật kinh doanh bất động sản (3)
Expand Luật nhà ở (<span style='color:Green;'>10</span>) Luật nhà ở (10)
Expand Luật quốc tịch (<span style='color:Green;'>4</span>) Luật quốc tịch (4)
Expand Người nước ngoài sở hữu nhà (<span style='color:Green;'>3</span>) Người nước ngoài sở hữu nhà (3)
Expand Quyết định của thành phố về giao dịch dân sự (<span style='color:Green;'>11</span>) Quyết định của thành phố về giao dịch dân sự (11)
Expand Thuế thu nhập cá nhân (<span style='color:Green;'>3</span>) Thuế thu nhập cá nhân (3)
Xử lý tài sản thế chấp (0)
Expand Luật cán bộ, công chức 2008 (<span style='color:Green;'>4</span>) Luật cán bộ, công chức 2008 (4)
Expand Văn bản pháp luật có liên quan khác (<span style='color:Green;'>3</span>) Văn bản pháp luật có liên quan khác (3)
Expand Thừa phát lại (<span style='color:Green;'>4</span>) Thừa phát lại (4)
Expand Luật Hôn nhân và gia đình (<span style='color:Green;'>1</span>) Luật Hôn nhân và gia đình (1)
Trang chủ | Diễn đàn | Dịch vụ | Tin tức | Giới thiệu | Liên hệ
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Địa chỉ:  Số 310 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: phongcongchungso1hanoi@gmail.com